kinh-nghiem-du-hoc-my-15-08-2016

Du học Mỹ, ngoài những khoản tiền đầu tư cho việc học và sinh hoạt, du học sinh còn cần phải chuẩn bị cho các chi phí đặc biệt khác như phí SEVIS, phí OPT, phí bảo hiểm… Đây là lần đầu tiên bạn nghe về các loại chi phí này? Vậy thì hãy tìm hiểu thêm với những thông tin chi tiết sau đây:

Xem thêm :  Có nên du học Mỹ tại bang Massachusetts hay không ?

Phí SEVIS

SEVIS là cách viết tắt của cụm từ Student and Exchange Visitor Information System, được hiểu là Phí An Ninh Quốc Phòng của Mỹ, lệ phí là khoảng 200 USD. Thông thường, những thông tin về sinh viên quốc tế và du khách sẽ được cập nhật và quản lý trên hệ thống mạng của Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) và Bộ Ngoại giao Mỹ (DOS). Hệ thống mạng thông tin này còn được gọi là hệ thống SEVIS, duy trì hoạt động bằng các khoản thu từ tất cả những người nước ngoài đến Mỹ theo diện du học, giao lưu văn hóa, định cư tay nghề…

Riêng đối với đối tượng đi Mỹ theo diện du học, yêu cầu đầu tiên để các bạn được phỏng vấn visa đó là đóng lệ phí SEVIS. Các trường ở Mỹ có nhiệm vụ phải chuyển các thông tin về sinh viên quốc tế tới các tổ chức có liên quan của chính phủ Mỹ qua SEVIS. Phí này chỉ đóng 1 lần và không hoàn trả lại dù đương đơn có không đạt visa và chưa sang tới nước Mỹ đi chăng nữa. Tuy nhiên, du học sinh sẽ không phải tốn phí SEVIS cho lần phỏng vấn sau.

Xem thêm :  10 lý do khiến sinh viên rớt phỏng vấn visa du học Mỹ

Phí OPT

kinh-nghiem-du-hoc-my-15-08-2016-1

OPT là viết tắt của cụm từ Optional Practical. Phí OPT được hiểu là lệ phí xét duyệt giấy phép cho sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ (với tối thiểu 1 năm học toàn thời gian) được làm việc trong vòng tối đa 12 tháng. Lệ phí OPT là khoảng 380$ dưới dạng check (giấy ghi tiền trả), viết cho US.Department of Homeland Security. Lưu ý điều kiện tham gia chương trình OPT là sinh viên phải theo học khóa full-time ít nhất 9 tháng vào thời điểm nộp đơn. Bên cạnh đó, nếu bạn nào đã có job offer tại thời điểm nộp đơn thì công việc đó phải liên quan đến ngành học.

Xem thêm :  Hướng dẫn làm visa J-1 để săn học bổng giao lưu văn hóa Mỹ 100%

Phí bảo hiểm sức khỏe

Đối với đương đơn xin visa du học Mỹ theo diện F1 (theo đuổi bậc học Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ) hay diện M (sinh viên học nghề), Chính phủ Mỹ sẽ yêu cầu các trường mà đương đơn theo học phải có chính sách bảo hiểm sức khoẻ cho sinh viên. Do đó, hầu hết các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ đều yêu cầu sinh viên tham gia các gói bảo hiểm sức khoẻ trước khi nhập học.

Thông thường, sinh viên quốc tế có 2 lựa chọn mua bảo hiểm: một là do trường cấp, hai là tự mua dựa trên mức bảo hiểm yêu cầu của nhà trường. Các gói bảo hiểm sức khoẻ cung cấp bởi trường đại học và cao đẳng Mỹ đều được thông qua bởi các đối tác trong ngành bảo hiểm nên có giá rất đắt, mức thu lên đến 1,000 – 2,000 USD/năm. Để tiết kiệm, bạn nên chọn các hãng bảo hiểm chuyên phục vụ sinh viên quốc tế để vừa vừa đáp ứng yêu cầu nhà trường, vừa có được hưởng mức giá hợp lý hơn. Cụ thể, so với mua bảo hiểm ở trường, những du học sinh mua bảo hiểm bên ngoài có thể tiết kiệm được từ 100 – 800 USD.

Xem thêm :  Những lưu ý quan trọng khi chuẩn bị hành lý du học Mỹ

Phí bảo hiểm vật dụng và nhà ở

Bạn có thể không nghĩ đến việc mua bảo hiểm cho vật dụng và ngôi nhà của mình khi còn ở tại Việt Nam nhưng điều này là vô cùng cần thiết nếu bạn đang đi du học Mỹ. Thử nghĩ xem bạn sẽ làm gì khi điện thoại, máy tính bị mất trộm hay hư hỏng? Không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện để mua mới lại chúng nên dạng bảo hiểm này cũng cũng đang được nhiều du học sinh lựa chọn.

kinh-nghiem-du-hoc-my-15-08-2016-3

Thêm vào đó, nếu bạn sống trong khu ký túc xá thì cũng nên lưu ý trong hợp đồng thuê phòng với trường Đại học đã bao gồm bảo hiểm nhà ở chưa. Thông thường, bảo hiểm nhà ở là một điều khoản luôn có trong các hợp đồng thuê nhà. Còn với trường hợp thuê nhà bên ngoài, bạn có thể tự mua bảo hiểm nhà ở sau đó chia ra với những người ở chung (nếu có) và mua riêng bảo hiểm vật dụng để bảo đảm tài sản cho mình.

 

LEAVE A REPLY